Tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu, triết lý giáo dục

Sứ mạng: Khoa Kế toán - Kiểm toán cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực và các sản phẩm nghiên cứu khoa học, đào tạo chất lượng cao trong lĩnh vực kế toán kiểm toán, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam và hội nhập quốc tế; và sự hợp tác về giáo dục và đào tạo giữa Việt Nam với các trường đại học khác trên thế giới. 
Tầm nhìn: Đến năm 2030, khoa Kế toán - Kiểm toán sẽ trở thành một trong những cơ sở đào tạo, nghiên cứu, tư vấn hàng đầu trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán tại Việt Nam và khu vực.
Mục tiêu từ 2021 - 2025
Để góp phần đạt được sứ mạnh và tầm nhìn của Khoa Kế toán - Kiểm toán và trường Đại học Kinh tế - Luật, Khoa Kế toán - Kiểm toán đã đặt ra mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể đến 2025 như sau:
Mục tiêu chung
Cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao và các sản phẩm nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kế toán kiểm toán, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam và hội nhập quốc tế.
Mục tiêu cụ thể
- Xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ chuyên môn cao trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học; 
- Hoàn thiện, phát triển chương trình đào tạo tiên tiến phù hợp với trình độ giáo dục đại học trong khu vực và quốc tế trên cơ sở tham khảo chương trình đào tạo của các trường Đại học trong và ngoài nước. 
- Áp dụng phương pháp giảng dạy và nghiên cứu phù hợp với xu thế giáo dục trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0, phù hợp với chiến lược giảng dạy của Khoa Kế toán - Kiểm toán. 
- Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế, quan hệ với các hiệp hội nghề nghiệp trong nước và quốc tế, trong đào tạo nghiên cứu và tư vấn trong lĩnh vực kế toán và kiểm toán thể hiện qua việc liên kết giữa khoa Kế toán - Kiểm toán và các tổ chức nghề nghiệp.
Triết lý giáo dục:
Mục tiêu giáo dục của Khoa là đào nguồn nhân lượng chất lượng cao trong lĩnh vực kế toán và kiểm toán với các phẩm chất và năng lực sau: có kiến thức chuyên môn vững chắc, có khả năng thực hành cao thông qua việc vận dụng kiến thức chuyên môn để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và khả năng tự học tập. Để đạt được mục tiêu trên, triết lý giáo dục của Khoa được thực hiện dựa trên triết lý giáo dục của Unesco, theo đó, nền tảng giáo dục được xây dựng dựa trên bốn trụ cột cơ bản: Học để biết, Học để làm, Học để khẳng định bản thân, và Học để chung sống.
Học để biết: học tập là cách để con người hiểu biết thế giới tự nhiên và cuộc sống xã hội xung quanh mình. Dựa trên nền tảng triết lý này, khoa xác định sinh viên tốt nghiệp của khoa phải được trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản lẫn chuyên sâu nhằm đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.
Học để làm: học để làm việc là học các kiến thức nghiệp vụ chuyên môn, các kỹ năng chuyên ngành của ngành nghề mình chọn khi bước vào đời. Dựa trên nền tảng triết lý này, khoa xác định việc thực hành nghề nghiệp có vai trò quan trọng trong đào tạo, học phải đi đôi với hành, những kiến thức được tiếp nhận từ nhà trường sẽ giúp người học vận dụng linh hoạt vào quá trình làm việc sau khi tốt nghiệp.
Học để khẳng định bản thân: trong thời đại văn minh và đa dạng như hiện nay, khẳng định giá trị của bản thân là một trong những nhân tố quan trọng cho sự thành công. Muốn vậy, mỗi người phải phát triển được giá trị của riêng mình. Dựa trên nền tảng triết lý này, khoa xác định việc giáo dục phải hướng đến hình thành tư duy sáng tạo, độc lập của người học. Đề cao quan điểm cá nhân của người học và phát huy khả năng nghiên cứu khoa học của người học.
Học để chung sống: chung sống là khả năng hòa nhập xã hội, kĩ năng giao tiếp, ứng xử,… để tự thích nghi với mọi môi trường sống, các quan hệ phức tạp của con người trong quá trình sống để không bị tụt hậu, lạc lõng. Dựa trên nền tảng triết lý này, khoa xác định giáo dục phải hướng đến trang bị cho người học các kỹ năng sống và khả năng học tập suốt đời.

Tp.Hồ Chí Minh ngày 16 tháng 9 năm 2019

                     Trưởng khoa

TS NGUYỄN THỊ LAN ANH