Chương trình và kế hoạch đào tạo

CHƯƠNG TRÌNH VÀ KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

1. Mục tiêu

Kiến thức

            Chương trình đào tạo ngành Kế toán trình độ thạc sĩ nhằm giúp cho học viên bổ sung, cập nhật và nâng cao kiến thức chuyên ngành Kế toán -Kiểm toán; có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực kế toán và vận dụng kiến thức này vào hoạt động thực tiễn nghề nghiệp; có khả năng làm việc độc lập, tư duy sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán. Có khả năng nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kế toán.

Kỹ năng

  • Về kiến thức: Sau khi học xong chương trình, học viên sẽ có kiến thức chuyên sâu về kế toán và tài chính ; có tư duy phản biện và có kiến thức lý thuyết chuyên sâu để có thể phát triển kiến thức mới và tiếp tục nghiên cứu ở trình độ tiến sĩ; có kiến thức tổng hợp về pháp luật và quản lý liên quan đến lĩnh vực Kế toán -Kiểm toán.
  • Về kỹ năng: Học viên tốt nghiệp có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp, không thường xuyên xảy ra, không có tính quy luật, khó dự báo trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán. Thêm nữa, học viên còn có kỹ năng nghiên cứu độc lập để phát triển những kiến thức mới, chuyên sâu trong lĩnh vực Kế toán -Kiểm toán. Ngoài ra, học viên tốt nghiệp còn có kỹ năng ngoại ngữ ở mức có thể hiểu được một báo cáo hay bài phát biểu về hầu hết các chủ đề trong công việc liên quan đến Kế toán -Kiểm toán; có thể diễn đạt bằng ngoại ngữ trong hầu hết các tình huống Kế toán -Kiểm toán thông thường; có thể viết báo cáo hay trình bày rõ ràng các ý kiến và phản biện bằng ngoại ngữ liên quan đến công việc Kế toán - Kiểm toán.

Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tốt nghiệp chương trình Thạc sĩ kế toán, học viên sẽ có năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực Kế toán -Kiểm toán; có khả năng tự định hướng phát triển năng lực cá nhân, thích nghi với môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao và năng lực đưa ra được những kết luận mang tính chuyên gia về các vấn đề phức tạp trong lĩnh vực Kế toán -Kiểm toán; có khả năng xây dựng, thẩm định kế hoạch; có năng lực phát huy trí tuệ tập thể trong quản lý và hoạt động Kế toán - Kiểm toán; có khả năng nhận định đánh giá và quyết định phương hướng phát triển nhiệm vụ công việc được giao.

Năng lực

Học viên sau khi tốt nghiệp có khả năng:

  • Tư duy tổng hợp về kinh tế, nắm vững kiến thức về  kế toán – kiểm toán.
  • Có năng lực tự nghiên cứu, hoạch định chính sách và giải quyết các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực Kế toán – Kiểm toán.
  • Giảng dạy chuyên sâu về Kế toán – Kiểm toán ở bậc ĐH tại các trường trong và ngoài nước
  • Tiếp tục nghiên cứu học tập lên bậc tiến sĩ ở trong và ngoài nước về lĩnh vực Kế toán – Kiểm toán

2. Khung Chương trình đào tạo

Căn cứ theo Điều 4, Thông tư số 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16/4/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục ĐH và quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo trình độ ĐH, thạc sĩ, tiến sĩ, khối lượng kiến thức tối thiểu đối với trình độ bậc thạc sĩ là 60 tín chỉ. Một tín chỉ được quy định tối thiểu bằng 15 giờ học lý thuyết và 30 giờ tự học, chuẩn bị cá nhân có hướng dẫn; hoặc bằng 45 giờ thực tập tại cơ sở, làm tiểu luận, bài tập lớn, làm đồ án, khoá luận tốt nghiệp, luận văn, luận án. Một giờ tín chỉ được tính bằng 50 phút học tập.

Ngôn ngữ chính thức dùng trong chương trình đào tạo ngành Kế toán trình độ thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế - Luật là tiếng Việt. Khối lượng kiến thức học viên phải hoàn thành ít nhất 14 môn học, tương đương 60 tín chỉ bao gồm cả luận văn tốt nghiệp. Chương trình đào tạo gồm ba phần: kiến thức chung, kiến thức cơ sở và chuyên ngành và luận văn thạc sĩ (Bảng 4.4). Chương trình được thiết kế có 4TC phần Kiến thức chung (tỷ lệ 7% khối lượng kiến thức); khối lượng kiến thức cơ sở và chuyên ngành là 41 TC (68%); luận văn tốt nghiệp được qui định 15 TC (25%).

Bảng 1: Khối lượng kiến thức trong chương trình đào tạo Thạc sĩ Kế toán

Nội dung

Số tín chỉ

Tỷ lệ %

1.

Kiến thức chung

4 TC

7%

Triết học

4 TC

Ngoại ngữ (8TC)

 

 

2.

Kiến thức cơ sở  và chuyên ngành

41 TC

68%

           - Bắt buộc

23 TC

           - Tự chọn

18 TC

3.

Luận văn

15 TC

25%

Cộng

60 TC

100%

 

Danh mục các môn học của chương trình đào tạo

Danh mục các môn học của Chương trình đào tạo được trình bày trong Bảng 2.

 

Bảng 2: Danh mục các môn học trong chương trình đào tạo Thạc sĩ Kế toán

STT

Mã số

Tên môn học

Số tín chỉ

Tổng số

LT

TH

BT/TN

I.

KIẾN THỨC CHUNG (bắt buộc)

4

3

0

1

1

GEN2011

Triết học(Philosophy)

4

3

1

4

Ngoại ngữ (bổ sung 8TC)

II.

KIẾN THỨC CƠ SỞ VÀ CHUYÊN NGÀNH

41

26

 

15

 

A

MÔN CƠ SỞ

16

10

0

6

 

A1

Môn học bắt buộc

13

8

0

5

1

BUS2001

Phương pháp NCKH (Research Methodology)

3

2

0

1

2

BUS2002

Kinh tế học quản lý (Economics)

3

2

1

3

TKL2204

Kinh tế lượng & ứng dụng (Econometrics)

4

2

0

2

4

ACC2013

Lý thuyết kế toán (Theory of Accounting)

3

2

0

1


STT

Mã số

Tên môn học

Số tín chỉ

Tổng số

LT

TH

BT/TN

 

A2

Môn học tự chọn

3

2

 

1

1

LAW2501

Pháp luật về Công ty (Corporations and Contract Law)

3

2

0

1

2

MIS2023

Hệ thống thông tin kế toán (Accounting Information System)

3

2

0

1

3

BUS2009

Quản trị chiếnlược(Strategic Management)

3

2

1

 

B

MÔN CHUYÊN NGÀNH

25

16

 

9

 

B1

Môn học bắt buộc

10

6

 

4

1

ACC2023

Kế toán tài chính (Financial Accounting)

3

2

0

1

2

ACC2074

Kế toán quản trị Managerial Accounting)

4

2

0

2


3

ACC2503

Kiểm toán (Audit & Assurance)

3

2

0

1

 

B2

Môn học tự chọn

15

10

 

5

1

ACC2063

Kế toán quốc tế(International accounting)

3

2

0

1

2

ACC2043

Kế toán công(Public accounting)

3

2

0

1

3

FIN2102

Quản trị Tài chính (Corporate Financial Management )

3

2

0

1

4

FIN2201

Tài chính quốc tế (International Finance)

3

2

0

1

5

ACC2513

Kiểm soát và kiểm toán nội bộ (Internal Control & audit)

3

2

0

1

6

FIN2204

Quản trị rủi ro tài chính (Management of financial risks)

3

2

0

1

7

FIN2110

Phân tích chính sách thuế (Taxation Principles and Planning)

3

2

0

1

8

ACC2053

Phân tích báo cáo tài chính (Financial Reporting)

3

2

1

III

LUẬN VĂN HƯỚNG NGHIÊN CỨU

15

 

 

 

 


 

3. Kế hoạch đào tạo

            Bảng 3: Kế hoạch đào tạo chương trình thạc sĩ Kế toán

HỌC KỲ 1 (NĂM 1)

STT

MÔN HỌC

TỔNG SỐ TC

TỔNG SỐ TIẾT

TỔNG SỐ MÔN HỌC: 5

16

240

Các môn học bắt buộc: 4 môn học

13

195

1

Triết học (Philosophy)

4

60

2

Kế toán tài chính (Financial Accounting)

3

45

3

Phương pháp NCKH(Research Methodology)

3

45

4

Kinh tế học quản lý (Economics)

3

45

Các môn học tự chọn: 1 môn học

3

45

1

Quản trị chiến lược (Strategic Management)

3

45

2

Hệ thống thông tin kế toán (Accounting Information System)

3

45

3

Quản trị Tài chính (Corporate financial management)

3

45

 

HỌC KỲ 2 (NĂM 1)

STT

MÔN HỌC

TỔNG SỐ TC

TỔNG SỐ TIẾT

TỔNG SỐ MÔN HỌC: 5 Môn học

16

240

Các môn học bắt buộc: 3 Môn học

10

150

1

Kế toán quản trị (Managerial Accounting)

4

60

2

Lý thuyết kế toán (Theory of Accounting)

3

45

3

Kiểm toán (Audit & Assurance)

3

45

Các môn học tự chọn:  2 môn học

6

90

1

Kế toán quốc tế(International accounting)

3

45

2

Phân tích chính sách thuế (Taxation Principles and Planning)

3

45

3

Kế toán công(Public accounting)

3

45

4

Pháp luật về Công ty(Corporations & Contract Law)

3

45

 

 

HỌC KỲ 3 (NĂM 2)

STT

MÔN HỌC

TỔNG SỐ TC

TỔNG SỐ TIẾT

TỔNG SỐ MÔN HỌC: 4 Môn học

13

195

Các môn học bắt buộc: 1 Môn học

4

60

1

Kinh tế lượng & ứng dụng (Econometrics)

4

60

Các môn học tự chọn:  3 Môn học

9

135

1

Tài chính quốc tế (International Finance)

3

45

2

Quản trị rủi ro tài chính (Management of financial risks)

3

45

3

Kiểm soát &kiểm toán nội bộ (Internal Control&Audit)

3

45

4

Phân tích báo cáo tài chính (Financial Reporting)

3

45

 

HỌC KỲ 4 (NĂM 2)

STT

MÔN HỌC

TỔNG SỐ TC

TỔNG SỐ TIẾT

TỔNG SỐ MÔN HỌC

15

225

Luận văn

15

 


 

 

4. THI, KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

Hình thức và phương pháp kiểm tra, đánh giá từng môn học sẽ được Qui định chi tiết trong đề cương chi tiết của từng môn học. Đối với môn học ngoại ngữ, học viên được miễn đánh giá nếu đủ điểm ngoại ngữ theo điểm b, Khoản 2, Điều 27 của Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT về việc ban hành Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ.

Điều kiện tốt nghiệp: Học viên tốt nghiệp chương trình đào tạo ngành Kế toán trình độ thạc sĩ phải thỏa mãn đủ điều kiện theo Điều 32, Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT về việc ban hành Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ, cụ thể như sau:

q Học viên hoàn thành chương trình đào tạo ngành Kế toán trình độ thạc sĩ, có đủ điều kiện bảo vệ luận văn quy định.

q Bảo vệ luận văn đạt yêu cầu. Điểm luận văn đạt từ 5,5 trở lên. Luận văn của chương trình theo định hướng nghiên cứu là một báo cáo khoa học, có đóng góp mới về mặt lý luận, học thuật hoặc có kết quả mới trong nghiên cứu một vấn đề khoa học mang tính thời sự thuộc chuyên ngành kế toán.

q Đã nộp luận văn được hội đồng đánh giá đạt yêu cầu trở lên, có xác nhận của người hướng dẫn và chủ tịch hội đồng về việc luận văn đã được chỉnh sửa theo kết luận của hội đồng, đóng kèm bản sao kết luận của hội đồng đánh giá luận văn và nhận xét của các phản biện cho trường để sử dụng làm tài liệu tham khảo tại thư viện và lưu trữ theo quy định.

q Đạt yêu cầu về trình độ ngoại ngữ theo qui định hiện hành của ĐHQG-HCM.

 Chương trình và kế hoạch đào tạo thạc sỹ